MẮT KÍNH THỜI TRANG

NAM | NỮ | TRẺ EM | THỜI TRANG | HỌC ĐƯỜNG

Trang

Trang

THỊ LỰC



1.      Khái niệm
     Thị lực là độ nhìn tinh của mắt. Thị lực 10/10 được coi là thị lực chuẩn, nghĩa là khi đứng xa bảng thị lực tối thiểu 5 mét, từng mắt đọc được ít nhất 4 chữ liên tiếp trên dòng 10 của bảng thị lực.
  Thị lực từ 10/10 đến 8/10 được coi như bình thường, chưa cần phải điều chỉnh kính nếu do nguyên nhân tật khúc xạ nhẹ
  Thị lực từ 7/10 đến 3/10 đủ để thực hiện hầu hết các công việc thường ngày trong cuộc sống, được xem là giảm thị lực nhẹ, nên đi khám và đo mắt.
Thị lực từ dưới 3/10 đến đếm ngón tay 3 m là giảm thị lực trầm trọng, cần phải khám kiểm tra nghiêm túc.
 Người có thị lực thấp hơn ĐNT 3 mét sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện bất cứ việc gì cần nhìn rõ và bị coi là “mù”.

2.       Bảng thị lực
  Có nhiều loại bảng đo thị lực:
    Bảng chữ C ( Landolt)
    Bảng chữ E (Snellen)
    Bảng chữ cái A,B,C (Monoer)
    Bảng thị lực LogMar
    Bảng hình vẽ dùng cho trẻ em và người không biết chữ


Hình1: Các loại bảng thị lực : Chữ cái, Số thập phân, Chữ E, Chữ C
Bảng thị lực hình  ảnh

3.      Cách đo thị lực cơ bản:
     Rất quan trọng, giúp cho việc chẩn đóan bệnh, theo dõi và đánh giá kết quả điều trị bệnh mắt.
    Bảng thị lực treo ở chỗ sáng trên tường, ngang tầm mắt
   Bệnh nhân đứng / ngồi cách xa bảng thị lực 4-5 mét tùy loại bảng.
   Giải thích cho bệnh nhân hiểu về bảng thị lực và cách đo mắt
   Thử từng mắt riêng biệt. che kín mắt để thử mắt kia, chú ý không ấn lên nhãn cầu.
   Dùng que có màu sẫm chỉ từng chữ, lần lượt từng hàng từ trên xuống dưới, mỗi hàng cần chỉ từ 3-4 chữ, đầu que cách chữ 1cm, yêu cầu bệnh nhân đọc
  Ghi nhận ở dòng thấp nhất mà bệnh nhân còn đọc đúng 4 chữ liên tiếp. ví dụ : bệnh nhân nói đúng 4 chữ của hàng V = 0, 4 trên bảng thị lực thì thị lực của mắt này là 4/ 10.
   Nếu bệnh nhân không nhìn thấy hàng 1/ 10 thì ta yêu cầu bệnh nhân tiến lại gần bảng thị lực cho đến khi đọc được hàng 1/10 thì dừng lại. ghi nhận khoảng cách từ BN đến bảng thị lực (PP này tương đương với đếm ngón tay vì ngón tay người có kích thước tương đương kích cỡ của dòng chữ1/10 của bảng thị lực, ta ghi thị lực ĐNT 2m, 3m, 4m v.v.. Cũng có thể thực hiện bằng cách BN ngồi im, người đo tiến dần về phía Bn và dơ ngón tay để BN đếm. Khoảng cách xa nhất mà BN đếm đúng 3 lần ngón tay được ghi nhận là thị lực cuối cùng
   Nếu thị lực dưới ĐNT 1m nhưng bệnh nhân có thể vẫn nhận biết được bóng bàn tay khua trước mắt, ví dụ: nếu bệnh nhân thấy bàn tay khua cách xa 30cm thị lực cùa mắt này là BBT 30cm ( thấy bóng bàn tay).
  Nếu bệnh nhân thậm chí cũng không thấy bàn tay khua trước mắt, thì cách thử cuối cùng là chiếu ánh sáng vào mắt bệnh nhân ( đèn bin….) từ các hướng khác nhau và yêu cầu bệnh nhân nói có thấy ánh sáng không và chỉ ánh sáng từ đâu chiếu đến? Nếu bệnh nhân nhận biết được  ánh sáng và đúng hướng ít nhất 3 lần, ta ghi nhận thị lực là ST( +) đúng hướng. Mắt này của bệnh nhân tuy mù nhưng có thể còn khả năng chữa sáng được.
 Nếu bệnh nhân không nhận thấy ánh sáng chiếu vào mắt, ta ghi nhận thị lực ST (-). Mắt này của bệnh nhân đã mù hoàn toàn không còn khả năng chữa sáng được.
Thử thị lực với kính lỗ
   Khi thị lực từ 7/10 trở xuống, cần thử thị lực lại với kính lỗ. Kính lỗ làm tăng thị bất kỳ với tật khúc xạ nào nếu có. Kính lỗ có kính 1,5mm trên các dụng cụ sẵn có hoặc tự chế.
  Yêu cầu bệnh nhân nhìn qua kính lỗ lên bảng thị lực và xem có rõ hơn trước không? Có 2 tình huống xảy ra:
 Nếu thị lực qua kính lỗ mà tăng: bệnh nhân có tật khúc xạ, cần chuyển đi thử kính .
Nếu thị lực qua kính lỗ không tăng: bệnh nhân có bệnh mắt nào đó, cần chuyển BS chuyên khoa mắt khám và điều trị bệnh.

Hình 2: Kính lỗ để phân biệt giảm thị lực do khúc xạ

4.      Thực hành đo thị lực

    Tại phòng khám sử dụng bảng thị lực đèn chiếu điện tử với đặc điểm các mức thị lực đã được tách riêng để bệnh nhân dễ phân biệt và người thử dễ dàng trong thao tác
  Khi thử thị lực, để tiết kiệm thời gian, người thử có thể sử dụng khởi đầu bằng dòng thứ 3 hoặc 4. Nếu Bn đọc tốt thì tiếp tục tăng hàng nhỏ hơn, nếu Bn khó khăn thì lùi lại hàng lón hơn
  Đối với BN không biết chữ thì có thể dùng bảng chữ C hoặc chữ E hay bảng thị lực hình vẽ
Trong trường hợp bệnh nhân đã có mang theo kính sẵn thì phải thử thị lực không kính trước rồi thử thị lực có kính của BN đang đeo và ghi nhận cả 2 trị số vào sổ khám bệnh
    Khi đo thị lực Sáng tối thì phải ghi rõ là ST (+) hay ST (-)
 Trên bảng thị lực điện tử còn tích hợp thêm các tính năng khác như thử sắc giác và mù màu, Test hình nổ để kiểm tra hợp thị, mặt đồng hồ Parent để thử loạn thị v.v. tùy trường hợp sẽ khai thác sử dụng để đáng giá kỹ tình trạng khúc xạ của bệnh nhân .
Bs.giap.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét